Rối loạn tiền đình có nguy cơ dẫn đến đột quỵ, có thể gây nguy hiểm, đồng thời là nguyên nhân dẫn đến các tình trạng suy nhược cơ thể, ảnh hưởng đến tâm lý, Nguy cơ biến chứng mất thính lực cao. Chúng ta nên sớm có phương pháp điều trị phù hợp, tránh để bệnh tiền đình gây ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống.
1. Rối loạn tiền đình là gì?
Rối loạn tiền đình (Tiếng Anh là Vestibular Disorders) là những rối loạn có liên quan đến thăng bằng, xuất phát từ dây thần kinh số 8. Nếu bộ phận này bị tổn thương sẽ khiến thông tin dẫn truyền bị sai lệch và cơ thể bị mất thăng bằng, hoa mắt, chóng mặt, ù tai…Những triệu chứng này lặp đi lặp lại nhiều lần, xuất hiện đột ngột khiến người bệnh rất khó chịu, ảnh hưởng lớn tới cuộc sống và khả năng lao động của người bệnh.
2. Phân loại và triệu chứng của hội chứng tiền đình?
Rối loạn tiền đình được chia làm 2 dạng và có những đặc điểm khác nhau:
Rối loạn tiền đình ngoại biên: loại rất thường gặp, chiếm hơn 90% người mắc bệnh. Đây là một loại rối loạn chức năng của các cấu trúc ở tai trong (chỗ của các ống bán khuyên) hoặc của dây thần kinh số 8, có biểu hiện đặc trưng là các cơn chóng mặt thoáng qua, chúng xuất hiện khi thay đổi tư thế.
Tuy nhiên đối với tình trạng nặng thì tình trạng chóng mặt có thể kéo dài, người bệnh không đi đứng được, bị té ngã đặc biệt trong cơn chóng mặt thường kèm theo: nôn ói, ù tai…ngoài ra còn cảm thấy nặng đầu, khó tập trung, choáng váng, hồi hộp, sợ ánh sáng,...
Rối loạn tiền đình trung ương: Do có sự tổn thương nhân tiền đình, tổn thương đường liên hệ của các nhân dây tiền đình ở thân não, tiểu não. Triệu chứng bệnh ở giai đoạn đầu thường nhẹ như mất ngủ, người mệt mỏi nên bệnh nhân thường không chú ý. Tuy nhiên, thời gian sau khi bệnh tiến triển nặng hơn, người bị bệnh sẽ thấy đi đứng không vững, choáng váng khi thay đổi tư thế, ngồi dậy khó khăn, nhất là vào buổi đêm về sáng…
3. Rối loạn tiền đình ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống người mắc bệnh?
Rối loạn tiền đình có nguy cơ dẫn đến đột quỵ, có thể gây nguy hiểm, đồng thời là nguyên nhân dẫn đến các tình trạng như:
- Mệt mỏi, suy nhược cơ thể, lười vận động
- Tâm lý bực tức, nóng giận
- Mất tập trung, giảm hiệu quả công việc
- Nguy cơ biến chứng mất thính lực cao
- Cách phòng ngừa rối loạn tiền đình?
- Tập thể dục thể thao vừa sức hàng ngày.
- Nên ăn nhiều thực phẩm có nhiều Vitamin B6, Vitamin C, Vitamin D,
- Tránh ngồi quá lâu trước máy vi tính.
- Thường xuyên thực hiện các bài tập vận động vùng đầu, cổ gáy.
- Tập đẩy hơi vào 2 tai bằng cách dùng 2 bàn tay áp vào 2 bên tai mỗi ngày 50 - 100 lần.
- Uống nước thường xuyên khoảng 2 lít/ngày.
- Tránh lái xe hoặc điều khiển máy móc có động cơ mạnh để tránh tiếng ồn.
- Cần giảm căng thẳng, lo âu.
----------
- Địa chỉ: DX 76, Phường Định Hòa, Tp. Thủ Dầu Một, Bình Dương
- Hotline: 0274.381.55.81 - 0274.381.55.82
- Facebook: www.facebook.com/bvphuongchi
- Website: www.bvphuongchi.com/
- Google map: https://goo.gl/maps/KsbXegyqxhTeKdN49