Các Xét Nghiệm Trong Chẩn Đoán Hiếm Muộn

Dx 76, Phường Định Hoà, Thủ Dầu Một, Bình Dương

Giờ làm việc: 7h30 – 17h00

Tiếng Việt English
BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG CHI (PCGH)
Tin tức & sự kiện
Các Xét Nghiệm Trong Chẩn Đoán Hiếm Muộn

Hiếm muộn (vô sinh): theo tổ chức y tế thế giới: Hiếm muộn là tình trạng 2 vợ chồng ở cạnh nhau giao hợp tự nhiên và không sử dụng biện pháp tranh thai nào thời gian từ 12 tháng với phụ nữ nhỏ hơn 35 tuổi và 6 tháng nếu phụ nữ > 35 tuổi mà chưa có thai thì được gọi là Hiếm muộn.

Bên cạnh khai thác bệnh sử anh chị sẽ được các Bác sĩ thăm khám và chỉ định một số các xét nghiệm để tim nguyên nhân hiếm muộn như:

1. Xét nghiệm cho người chồng

Xét nghiệm tinh dịch đồ: là xét nghiệm đầu tay và cần thiết ở nam giới để đánh giá chất lượng tinh trùng, xét nghiệm nhằm phân tích về tinh dịch, về số lượng và chất lượng (tỉ lệ sống, độ đi động và hình thái) tinh trùng của nam giới. Để thực hiện xét nghiệm này, người chồng sẽ xuất tinh vào ống lấy mẫu bằng cách thủ dâm (điều kiện kiêng xuất tinh 2-7 ngày) và thường sẽ có kết quả sau 3h.

 

xét nghiệm cho chồng

 

Siêu âm Trong một số trường hợp không có tinh trùng khi xét nghiệm tinh trùng hoặc giãn tĩnh mạch thừng tinh bác sĩ có thể sẽ tiến hành siêu âm tinh hoàn và tuyến tiền liệt để đánh giá.

Xét nghiệm nội tiết nam: các xét nghiệm máu như: FSH, LH, Estradiol, Testotterone, karryotype, AZF sẽ được Bác sĩ chỉ định trong một số trường hợp không có tinh trùng trong tinh dịch nhằm mục đích tìm nguyên nhân và tiên lượng khả năng thu hồi tinh trùng khi phẫu thuật.

Phân mảnh DNA tinh trùng:  có ỹ nghĩa đánh giá độ toàn vẹn DNA của tinh trùng, được chỉ đinh trong một số các trường hợp:  tinh dịch đồ bất thường nặng, giãn tĩnh mạch thừng tinh…..

2. Xét nghiệm hiếm muộn cho vợ

1. Siêu âm phụ khoa: Siêu âm qua ngả âm đạo là chỉ định đầu tay đánh giá hình thái cơ quan sinh sản nữ. Kỹ thuật này an toàn và không đau, giúp Bác sĩ quan sát rõ hơn buồng trứng, tử cung và tầm soát một số bất thường như u xơ tử cung, u nang buồng trứng, u lạc nội mạc tử cung buồng trứng…

2. Siêu âm bơm nước buồng tử cung (SIS): Siêu âm ngả âm đạo, mục đích khảo sát bên trong lòng tử cung sau khi bơm nước muối sinh lý vào buồng tử cung. Phương pháp này được chỉ định trong các trường hợp bất thường tại lòng tử cung như: polyp lòng tử cung hay u xơ dưới niêm…

3. Xét nghiệm nội tiết nữ

- Xét nghiệm nồng độ FSH và Estradiol và LH: Xét nghiệm được thực hiện vào ngày thứ 2 hoặc thứ 3 của chu kỳ kinh, giúp tiên đoán về dự trữ buồng trứng của người phụ nữ.

-Xét nghiệm nồng độ Anti-Mullerian Hormone (AMH): Xét nghiệm giúp tiên đoán số lượng trứng còn lại trên buồng trứng của người phụ nữ. Ưu điểm của xét nghiệm AMH là có thể được thực hiện ở bất kỳ thời điểm nào của chu kỳ kinh nguyệt.

 

xét nghiệm amh nữ

 

- Xét nghiệm prolactin: trong trường hợp chỉ số prolactin tăng sẽ gây ra rối loạn kinh nguyệt và vô kinh nên sẽ được bác sĩ chỉ định trong các trường hợp có chu kỳ kinh không đều.

4. Chụp cản quang buồng tử cung và hai tai vòi (HSG): là kỹ thuật được thực hiện chụp phim X-quang sau khi bơm thuốc cản quang vào buồng tử cung. HSG dùng để đánh giá các bất thường tại buồng tử cung và sự thông thương của 2 ống dẫn trứng.

5. Siêu âm đánh giá ống dẫn trứng bằng chất tương phản bọt (HyFoSy): đánh giá độ thông thương của ống dẫn trứng, ưu điểm của phương pháp này là không gây đau trong quá trình thực hiện kỹ thuật. 

6. Xét nghiệm di duyền: karyotype, G4500…. là các xét nghiệm được chỉ định trong các trường hợp gia đình có tiền căn sinh con trước đó bất thường, sảy thai hay thai lưu liên tiếp…

Xét nghiệm khác: sau khi thăm khám nếu có dấu hiệu bất thường bác sĩ sẽ chỉ định các xét nghiệm về chức năng tuyến giáp, đường huyết… nhằm đánh giá tổng thể các nguyên nhân ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.

Hỏi Đáp Tìm bác sĩ Lịch khám chuyên khoa