Viêm phổi ở trẻ em: nguyên nhân, triệu chứng, cách chăm sóc

Dx 76, Phường Định Hoà, Thủ Dầu Một, Bình Dương

Giờ làm việc: 7h30 – 17h00

Tiếng Việt English
BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG CHI (PCGH)
Chuyên khoa
Viêm phổi ở trẻ em: nguyên nhân, triệu chứng, cách chăm sóc

Viêm phổi ở trẻ em là 1 trong những bệnh thường gặp thường gặp ở trẻ; là nguyên nhân hàng đầu gây ra tử vong ở trẻ nhiễm bệnh đường hô hấp cấp tính. Bệnh có thể gặp ở nhiều độ tuổi, nhưng thường gặp nhất là ở nhóm từ 0 - 5 tuổi. Do đó, cách phòng bệnh và nhận biết sớm những dấu hiệu viêm phổi ở trẻ vô là cùng quan trọng.

1. Viêm phổi ở trẻ em là gì?

Viêm phổi ở trẻ em (viêm phổi nói chung) là tình trạng nhiễm trùng bên trong phổi, khi virus hay vi khuẩn tấn công cơ quan này chúng sinh sôi nảy nở và tạo ra những ổ nhiễm trùng.

 

viêm phổi ở trẻ là gì

 

Viêm phổi trở nên nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm và chữa trị kịp thời có thể là nguyên nhân gây tử vong cao ở trẻ dưới 5 tuổi.

2. Nguyên nhân Viêm phổi ở trẻ em.

Có nhiều nguyên nhân gây ra viêm phổi ở trẻ nhỏ nhưng trong đó nguy hiểm thường gặp nhất là loại vi khuẩn phế cầu (Streptococcus pneumoniae). Vi khuẩn này được lan truyền nhiều nhất qua đường hô hấp (ho, hắt hơi) và lây lan khi tiếp xúc với người bị bệnh hoặc người khỏe mạnh mang vi khuẩn phế cầu trong người.

Việc bé ăn mặc phong phanh khi thời tiết trở lạnh hay nóng, tắm mưa, ngủ trong phòng máy lạnh,… đó không phải là nguyên nhân gây nên viêm phổi ở trẻ em.

3. Triệu chứng Viêm phổi ở trẻ em.

Sốt kéo dài từ 3 ngày trở lên.

Tình trạng khó thở, thở nhanh hơn mức bình thường (thở gắng sức), dùng cả bụng để co bóp và cố gắng lấy nhiều oxy hơn để thở:

  • Trẻ dưới 2 tháng, thở nhanh khi nhịp thở từ 60 lần/phút trở lên.
  • Trẻ từ 2 tháng đến dưới 12 tháng, thở nhanh với 50 lần/phút trở lên.
  • Trẻ từ 12 tháng đến dưới 5 tuổi, thở nhanh khi 40 lần/phút trở lên.

Ho khan vào thời gian đầu, sau đó ho có đờm, đờm trắng rồi chuyển xanh hoặc vàng.

Nghẹt mũi, sổ mũi trong vào thời gian đầu rồi chuyển xanh.

Mệt mỏi, ít vận động, nằm li bì và ngủ liên tục; bị giật mình trong lúc ngủ.

Đặc biệt, trẻ sẽ bị nôn ói rất nhiều khi nuốt phải đàm nhớt hay mỗi khi lên đàm. Do đó ba mẹ cần cho trẻ ăn ít lại, chia ra nhiều bữa trong ngày trong thời gian bệnh và sẽ quay lại chế độ ăn bình thường khi bé khỏe mạnh trở lại.

Tức ngực hoặc đau bụng, tiêu chảy.

Mất cảm giác thèm ăn, ăn không ngon dẫn đến bỏ bú hay bỏ bữa không ăn.

Môi, đầu móng tay xanh hoặc xám.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), thở nhanh là triệu chứng xuất hiện sớm nhất khi trẻ em bị viêm phổi, sớm hơn cả các dấu hiệu có được khi nghe phổi bằng ống nghe và cả khi chụp X-quang. Ba mẹ có thể dễ dàng phát hiện dấu hiệu này ngay tại nhà.

Không phải tất cả các trường hợp trẻ em bị viêm phổi đều phải nhập viện để điều trị. Trẻ có thể được thăm khám và theo dõi điều trị tại nhà nếu viêm phổi ở mức độ nhẹ. Tuy nhiên, khi trẻ có các dấu hiệu như đột nhiên bỏ bú/bú kém/bỏ ăn/không ăn uống được, co giật, ngủ li bì, sốt hoặc lạnh, thở khò khè hay tím quanh môi, nổi vân tím toàn thân thì ba mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để xử trí kịp thời.

4. Cách chăm sóc trẻ bị viêm phổi

Để chăm sóc bé bị viêm phổi ba mẹ cần tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ, cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo chỉ định; vỗ lưng giúp trẻ long đờm, dễ chịu hơn; ăn những thức ăn mềm và dễ tiêu hóa, chia nhỏ các bữa ăn trong ngày; vệ sinh môi trường xung quanh sạch sẽ; sử dụng thêm máy sục hoặc máy tạo độ ẩm trong phòng.

 

khám nhi viêm phổi ở trẻ

 

Đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ bị viêm phổi:

- Cho trẻ uống đủ nước để tránh không bị mất nước.

- Trẻ dưới 12 tháng tuổi nên tiếp tục bú mẹ hoặc uống sữa bột. Trẻ lớn hơn 1 tuổi uống sữa nguyên chất. Ngoài ra, có thể bổ sung thêm cho trẻ nước trái cây như: chanh, cam, súp gà nóng để giúp đường thở của trẻ được thư giãn, làm sạch đờm nhớt.

- Ăn thêm các loại thực phẩm giàu năng lượng và protein cung cấp cho cơ thể nhiều năng lượng, chống sụt cân, giúp cơ thể hồi phục và thúc đẩy các hoạt động miễn dịch. Nên cho trẻ ăn khoảng 6 bữa nhỏ trong ngày (bao gồm cả bữa chính và bữa phụ) để bổ sung năng lượng. Ba mẹ nên chọn cho trẻ những loại thực phẩm giàu chất béo, đạm như:  thịt lợn, gia cầm, cá, trứng, các loại đậu, pho mát. Có thể tăng thêm calo trong mỗi bữa ăn bằng dầu, bơ thực vật, mayonnaise, bơ đậu phộng…

- Trái cây, rau xanh và ngũ cốc: cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa cần thiết. Ba mẹ nên chọn cho trẻ những loại hoa quả có màu tươi sáng như: bông cải xanh, cà chua, cà rốt, cam, táo, dưa. Men vi sinh trong sữa chua, pho mát và trứng giúp cơ thể phục hồi lại sự cân bằng tự nhiên. Vitamin E trong thực phẩm là một chất chống oxy hóa mạnh.

5. Phòng ngừa Viêm phổi ở trẻ em

Chủng ngừa đầy đủ sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh viêm phổi cũng như tử vong do viêm phổi. Chủng ngừa có 2 tác dụng: một ngăn ngừa trực tiếp vi khuẩn gây bệnh như chủng ngừa Phế cầu, HIb. Thứ hai giúp ngăn biến chứng viêm phổi trên một số bệnh như: sởi, ho gà, cúm.

 

tiêm chủng viêm phổi ở trẻ

 

Chế độ dinh dưỡng đầy đủ. Khoảng một nữa trẻ viêm phổi tử vong có suy dinh dưỡng. Suy dinh dưỡng làm tăng nguy cơ mắc viêm phổi vì hệ thống miễn dịch của trẻ yếu đi. Mặc khác suy dinh dưỡng làm suy yếu cơ hô hấp nên khả năng đào thải chất tiết ra khỏi đường thở cũng giảm yếu trên trẻ suy dinh dưỡng.

Với trẻ sơ sinh: đảm bảo cho trẻ được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu.

Với trẻ nhỏ: đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ, bổ sung thêm rau xanh, hoa quả, đặc biệt là nhóm trái cây có múi tăng vitamin C; Thịt, cá tăng lượng đạm, Omega-3…

Rửa tay trước và sau khi săn sóc trẻ bệnh giúp giảm thiểu đáng kể nguy cơ lây nhiễm.

Không cho trẻ tiếp xúc với các nguồn lây bệnh: khói thuốc lá và các tác nhân gây ô nhiễm khác.

Tránh tiếp xúc đám đông, đặc biệt người ốm có dấu hiệu hắt hơi, sổ mũi, đau họng, ho…

---------------

Thông tin chi tiết:

Bệnh viện Đa khoa Phương Chi

Hỏi Đáp Tìm bác sĩ Lịch khám chuyên khoa